…
Chiều đã về, thảm xanh đằm trong mắt
Gió đi rong, cũng vít vội lá vàng
Sợi nắng muộn còn quàng mây, tím ngắt
Lặng lẽ. Thâm trầm. Bóng đợi ngày tan…
…
Chiều tan đáy mắt, chiều tàn.
Mắt mơ xa lắc, ngút ngàn! Mắt mơ…
…
Chiều tím, làm thơ, tím cả chiều
Mắt hiền nuốt chửng ráng mây phiêu
Trôi trong đáy mắt, mây ngoa ngoắt:
“Mong chả đầy gang, chắc gì yêu?”
...
Lòng đêm chôn chặt ráng hoàng hôn
Khi nắng đi rong chẳng chạnh buồn
Lòng em khâu kín lời chưa nói
Khi người xem nhẹ một nụ hôn…
Hạ Thi mến ! Mấy khổ thơ mới của Hạ thi tứ và lời đều khá hay cả.Hai khổ thơ 7 chữ(mỗi khổ 4 câu), Hạ Thi viết gieo vần theo dạng thơ Tứ tuyệt nhưng lại chưa đúng với luật bằng trắc của thơ tứ tuyệt nên đọc lên vẫn chưa thật nhuần nhuyễn lắm , mặc dù tứ và câu chữ khá hay.Nếu Hạ Thi chịu khó tìm hiểu và áp dụng đúng luật bằng trắc của thể loại này thì sẽ hay hơn nhiều . Rất đơn giản ,chỉ cần lưu ý chữ thứ 2 và chữ thứ 6 :
Trả lờiXóa- câu 1 và câu 4 cùng Thanh bằng hoặc cùng trắc
- Câu 2 và 3 cũng phải cùng bằng hoặc cùng trắc
Hạ Thi thông cảm đừng cho là anh dạy khôn đâu nghe, đấy là sự trao đổi thật lòng của anh.
ĐT của anh : Tuấn Phong 0912396700
Email : phongdt44@yahoo.com.vn
Hạ Thi ơi ! Luật bằng (B)- trắc (T) của tứ tuyệt như sau:
Trả lờiXóax T x B x T x Hoặc x B x T x B x
x B x T x B x x T x B x T x
x B x T x B x x T x B x T x
x T x b x T x x B x T x B x
Dấu x là các chữ bằng hay trắc đều được
Hạ Thi ơi , em xóa cái com thứ 2 của anh đi vì nó bị lệch dòng chữ , khó nhìn nhận ra . anh ghi lại cho dễ thấy :
Trả lờiXóaLuật Bằng (B) - Trắc (T) của thơ tứ tuyệt như sau :
1- x T x B x T x
x B x T x B x
x B x T x B x
x T x B x T x
Luật này gọi là luật( Trắc , bằng , trắc) theo cặp câu 1 và 4 : T - B - T
2 - x B x T x B x
x T x B x T x
x T x B x T x
x B x T x B x
Luật này gọi là luật ( Bằng , trắc , bằng )theo cặp câu 1 và 4 : B - T - B
Cảm ơn anh lớn!
Trả lờiXóaHT rất xúc động vì vừa kiểm tra blog đã thấy liền 3 com của anh. Đúng là HT chả biết gì luật bằng trắc trong thơ thất ngôn cả, anh ạ. Làm thơ chỉ để thõa lòng yêu thơ và ghi lại những xúc cảm chợt nảy nở thôi. Nay được anh khen, lại còn chỉ dẫn cụ thể luật bằng trắc trong thơ đường, em thật vinh dự!
Nhưng HT lại chưa biết ứng dụng anh ơi, nên vừa rồi mưa ghé qua cơ quan, nhìn ra cửa sổ thấy cảm xúc lại ùa về nên làm đại mấy vần, anh đọc thử xem có đúng điệu không anh nhé! (Chắc vẫn chưa đâu).
Kính anh.
Hạ Thi ơi !
Trả lờiXóaAnh xin phép Hạ Thi thử sửa 2 khổ thơ 7 chữ ở bài trên cho đúng luật bằng - trắc để Hạ Thi xem nhé ( chỉ thay đổi 1 chút thôi, vẫn giữ nguyên ý)
Chiều tím, làm thơ, tím cả chiều
Mắt hiền nuốt chửng ráng mây phiêu
Trôi trong đáy mắt, mây ngoa ngoắt:
“Mong chả đầy gang, chắc gì yêu?”
Sửa lại thành :
Chiều tím, làm thơ, tím cả chiều
Mắt hiền nuốt chửng ráng mây phiêu
Trôi trong đáy mắt, mây ngoa ngoắt:
“Mong chả đầy gang, có chắc yêu?”
Khổ này chỉ sai luật ở chữ GÌ ( phải là thanh trắc) nên 3 chữ cuối "CHẮC GÌ YÊU" có thể sửa thành " LIỆU CÓ YÊU ?" hoặc "CÓ CHẮC YÊU ?"
còn khổ thơ dưới cũng có thể sửa một chút thôi:
Lòng đêm chôn chặt ráng hoàng hôn
Khi nắng đi rong chẳng chạnh buồn
Lòng em khâu kín lời chưa nói
Khi người xem nhẹ một nụ hôn…
Sửa lại thành :
Lòng đêm chôn chặt ráng hoàng hôn
Khi nắng đi rong chẳng chạnh buồn
Khâu kín lòng em lời chẳng nói
Khi người xem nhẹ cặp môi hôn…
Câu 3 sai luật ở chữ thứ 2 ( EM) và chữ thứ 6 (CHƯA)phải là thanh trắc, nên đổi vị trí 2 chữ KHÂU KÍN lên đầu câu , và chữ CHƯA thành chữ CHẲNG là được, vẫn giữ nguyên ý :
Khâu kín lòng em lời chẳng nói
Còn câu cuối, sai chữ thứ 6 (Nụ)phải là thanh bằng , nên sửa thế này ; MỘT NỤ HÔN thành CẶP MÔI HÔN là được.
Đấy nếu Hạ Thi chú ý một chút là đúng luật thôi mà, chả khó gì !
Người xưa đã nói : Học thầy không tày học bạn mà , Anh - em giúp nhau , không phải là DẠY nhau đâu nhé !
Ôi cám ơn anh nhiều!
Trả lờiXóaQuả thật cũng không khó, nhưng thường tính em hay…tùy hứng nên vừa không biết mà vừa không cố sửa cho đúng thanh, vì cứ trào ra là thành thơ thôi, chưa kịp sửa sang chi cả, hì hì!
Em sẽ cố gắng sửa theo khuôn khổ 1 chút cho thành thơ, anh nhé!
Chúc anh ngày vui!